Là nhà sáng tạo, chắc hẳn bạn đã tự hỏi những điều như:  “YouTube chọn video để quảng bá bằng cách nào?”  “Biểu tượng màu vàng có ảnh hưởng đến tiềm năng khám phá của video không?”  “Các thẻ quan trọng như thế nào?”  Trong video này, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả câu hỏi đó và nhiều điều khác về hệ thống tìm kiếm và khám phá của YouTube, và nêu một số mẹo về tiềm năng khám phá của video.

 

 Cùng tìm hiểu nào!  Đầu tiên, YouTube chọn video để quảng bá bằng cách nào?  Dù là trên trang chủ YouTube, phần Tìm kiếm hay phần đề xuất,  hệ thống đề xuất của YouTube thật ra là tìm video cho người xem  thay vì tìm người xem cho video.

 Thuật toán không đẩy hoặc quảng bá các video  mà tìm video cho từng người dùng mỗi khi họ truy cập YouTube.

 Mục tiêu của hệ thống tìm kiếm và khám phá là  tìm ra cho từng người xem  những video phù hợp mà họ nhiều khả năng sẽ thích xem.

 Vì vậy, nội dung đề xuất cho mỗi người xem đều khác biệt đôi chút.

 Các video được xếp hạng dựa trên hàng trăm tín hiệu, chủ yếu thuộc 2 loại:  Hoạt động cá nhân của người xem và Hiệu suất video.

 Hoạt động cá nhân của người xem dựa trên  các tín hiệu về lựa chọn ưu tiên của một người dùng,  như những video họ chọn xem, video họ bỏ qua, video họ loại bỏ,  tần suất họ xem một kênh hoặc một chủ đề và nhiều tín hiệu khác.

 Hệ thống của chúng tôi cũng xem xét hiệu suất video,  tức là sức hút của nội dung đối với người xem  khi được giới thiệu cho họ.

 Ví dụ: Người xem chọn xem video, bỏ qua hay nhấp vào nút không quan tâm?  Nếu chọn xem, họ xem trong bao lâu và xem bao nhiêu phần trong video?  Lúc này, thời lượng xem trung bình của video và tỷ lệ phần trăm đã xem trung bình  được hệ thống coi là những tín hiệu để xếp hạng video.

 Và cuối cùng, người xem có thích video không?  Chúng tôi đo lường mức độ hài lòng bằng nhiều tín hiệu như  khảo sát dành cho người dùng và số lượt thích.

 Những tín hiệu này  giúp hệ thống của chúng tôi thu hẹp nhóm video phù hợp nhất  để giới thiệu cho từng người xem.

 Nhà sáng tạo thường muốn biết thuật toán ưa chuộng loại video nào nhất,  nhưng hệ thống của chúng tôi không có ý kiến về loại video bạn tạo  và không ưu tiên dạng thức cụ thể nào.

 Thay vào đó, thuật toán cố gắng điều chỉnh theo khán giả.

 Vì vậy, thay vì lo lắng việc  phải hiểu thuật toán hoặc số liệu phân tích như chuyên gia,  hãy tập trung tìm hiểu khán giả và nội dung họ thích xem.

 Tiếp theo, việc thay đổi tiêu đề hoặc hình thu nhỏ  có đổi thứ hạng của video trong thuật toán không?  Có thể,  nhưng đó là do hệ thống của chúng tôi phản hồi khác đi  theo cách người xem tương tác với video của bạn,  chứ không phải do việc thay đổi tiêu đề hoặc hình thu nhỏ của video.

 Khi người xem thấy video của bạn có vẻ khác,  cách họ tương tác với video sẽ thay đổi khi chúng tôi giới thiệu video cho họ.

 Việc đổi tiêu đề và hình thu nhỏ của video  có thể là cách hiệu quả để có nhiều lượt xem hơn.

 Nhưng nếu video của bạn đang hoạt động tốt thì bạn không cần thay đổi.

 Nếu một video của tôi hoạt động kém thì kênh của tôi có bị ảnh hưởng không?  Điều quan trọng là cách người xem phản hồi với từng video  khi video được đề xuất cho họ.

 Hệ thống của chúng tôi phụ thuộc nhiều vào tín hiệu ở cấp video và cấp khán giả  để quyết định những video đề xuất phù hợp nhất với khán giả của bạn.

 Số lượt xem tổng thể của kênh giảm  có thể là do mối quan tâm của mọi người thay đổi theo thời gian  hoặc khi người xem ngừng xem hầu hết các video của bạn  khi video được giới thiệu.

 Trạng thái kiếm tiền, như biểu tượng màu vàng,  có ảnh hưởng đến tiềm năng khám phá của video không?  Không.

Hệ thống tìm kiếm và đề xuất của chúng tôi  không biết video nào được kiếm tiền và video nào không.

 Hệ thống tập trung đề xuất những video mà khán giả sẽ thấy hài lòng khi xem,  bất kể chúng có được kiếm tiền hay không.

 Nhưng nếu có nội dung bạo lực,  không phù hợp cho người xem chưa đến tuổi trưởng thành  hoặc nội dung phản cảm khác,  video của bạn có thể bị tắt kiếm tiền vì không phù hợp với tất cả nhà quảng cáo.

 Video cũng có thể không được đề xuất cho nhiều người xem  vì không phù hợp với tất cả đối tượng người xem.

 Tôi có cần tải video lên hằng ngày hoặc ít nhất mỗi tuần một lần không?  Không.

Sau nhiều năm phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng  sự tăng trưởng số lượt xem của các video tải lên  không tương quan với khoảng thời gian giữa các lần tải lên.

 Nhiều nhà sáng tạo đã xây dựng được mối gắn kết đáng tin cậy với khán giả  bằng chất lượng thay vì số lượng.

 Chúng tôi khuyến khích bạn chăm sóc bản thân để tránh kiệt sức.

 Điều này rất quan trọng đối với khán giả và sức khoẻ của bạn.

 Vì sao số lượt xem của tôi lại thấp hơn số người đăng ký?  Số người đăng ký kênh không đại diện cho số người chọn xem video của bạn.

 Trung bình, người xem đăng ký hàng chục kênh  và có thể không quay lại xem mọi video mới trên mọi kênh họ đăng ký.

 Việc người xem vẫn đăng ký các kênh mà họ không còn xem nữa  cũng là việc thường thấy.

 Vì vậy, hãy tập trung tìm hiểu những khán giả thật sự đang xem nội dung của bạn  qua YouTube Analytics, nơi có thông tin giúp bạn biết  những ai đang xem cũng như nội dung hoạt động hiệu quả và không hiệu quả.

 Có những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến lượng người xem video của tôi?  Có 3 yếu tố chính cho biết khán giả của bạn đến từ đâu.

 Mối quan tâm đến chủ đề, Mức độ cạnh tranh và Tính thời vụ.

 Mối quan tâm đến chủ đề là số lượng người trên toàn thế giới  quan tâm và xem video về một chủ đề.

 Một số chủ đề có sức hút lớn hơn những chủ đề khác  và sức hút này có thể thay đổi theo thời gian  khi một số chủ đề tăng hoặc giảm độ phổ biến.

 Google Xu hướng là công cụ giúp bạn biết  mức độ quan tâm của thế giới thay đổi như thế nào theo thời gian.

 Bạn thậm chí có thể lọc cụ thể đến  mức độ quan tâm trong hoạt động tìm kiếm trên YouTube.

 Bạn chỉ cần truy cập vào trends.google.com.

 Tiếp theo là Mức độ cạnh tranh.

 Hệ thống của YouTube phải tìm kiếm và  xếp hạng tất cả video mà người xem có thể muốn xem nhất.

 Ngay cả khi video của bạn có hiệu suất và chỉ số tốt,  bạn vẫn có thể nhận ít lượt hiển thị hơn  nếu video của các kênh hoặc nhà sáng tạo khác hoạt động còn tốt hơn.

 Sau cùng là Tính thời vụ.

 Lưu lượng truy cập trên YouTube  có thể thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong năm.

 Hãy nghĩ xem khán giả của bạn đang sống ở quốc gia nào,  có những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ, v.v.

 và biết rằng sẽ có những biến động về lượng người xem trong các ngày lễ lớn.

 Câu hỏi cuối cùng là “các thẻ quan trọng như thế nào?”  Thật sự thì không quan trọng lắm.

 Thẻ chủ yếu được dùng để giúp sửa các lỗi chính tả phổ biến.

 Ví dụ: YouTube so với UTube và You Tube.

 Hãy nhớ rằng hệ thống của YouTube cá nhân hoá nội dung cho từng người xem  và đề xuất nội dung dựa trên mối quan tâm của khán giả.

 Hệ thống cũng chịu ảnh hưởng của hiệu suất và mức độ tương tác của video  cùng các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mối quan tâm của mọi người theo thời gian.

 Hãy tập trung vào những nội dung khán giả thích.

 Nếu bạn làm vậy và mọi người thích xem thì hệ thống đề xuất sẽ điều chỉnh theo.

 Để biết thêm thông tin về hệ thống đề xuất của YouTube và  các mẹo về tiềm năng khám phá của video, hãy xem các bài viết được liên kết ở dưới.

 Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *